Specialfoodvietnam

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

In biên lai bằng giấy tái chế?

Nếu bạn nghĩ rằng in biên lai giá rẻ có thể sẽ kém chất lượng vì giấy in không tốt. Nhưng điều đó có thể chưa đúng, bởi lẽ, một số doanh nghiệp có thế mạnh riêng của họ để phục vụ cho khách hàng với giá tốt. Nói về giấy, lần này chúng ta cùng tham khảo kiến thức về giấy, đặc biệt là giấy tái chế.
in biên laiMảnh giấy đầu tiên của thế giới đã được làm ra từ vật liệu tái chế? Thật vậy, khoảng năm 200 trước công nguyên, người Trung Hoa đã dùng lưới đánh cá cũ rách để làm ra tờ giấy đầu tiên của thế giới loài người.
  1. Lịch sử giấy tái chế

Tái chế giấy cũng có bề dày lịch sử tương đương với giấy và cũng đang phát triển không thua kém. Các công ty giấy ngày càng nhận thức được lợi ích kinh tế và môi trường của việc tái chế. Cho tới những năm gần đây thì tái chế giấy đã trở nên hết sức phổ thông. Với ý nghĩa bảo vệ môi trường của chúng ta bằng cách tái sử dụng mọi nguồn tài nguyên. Và nỗ lực giảm bớt áp lực về các bãi chôn lấp.
Cho đến năm 2001,
Người Mỹ đã tái chế được hơn 50% tổng lượng giấy mà họ sử dụngg. Và ngày càng có nhiều giấy được thu hồi-tái chế hơn là đưa đi chôn lấp. Ở Mỹ, giấy chiếm đến 2/3 lượng bao bì được thu hồi để tái chế – nhiều hơn tất cả các thứ thủy tinh, nhựa, kim loại gộp lại.
Một máy xeo giấy in báo điển hình có thể sản xuất được cỡ 500 tấn giấy. Đến đầu thế kỷ 21, việc sử dụng giấy thu hồi đã được nhắm tới để tăng nhanh gấp đôi so với sử dụng bột gỗ. Giấy thu hồi cung cấp đến 40% xơ sợi dùng để sản xuất giấy và giấy bìa trên toàn nước Mỹ.
Ngày nay, có khỏang 87% trong số hơn 520 nhà máy giấy và giấy bìa trên thế giới sử dụng giấy thu hồi làm nguyên liệu sản xuất. Ở Mỹ, giấy thu hồi cung cấp cho hơn một phần ba nhu cầu xơ sợi của các nhà máy.
  1. Giấy thu hồi có thể làm gì?
Đa phần giấy thu hồi được dùng để tái chế thành giấy và giấy bìa. Cũng có một số ngoại lệ trong đó giấy thu hồi được tái chế thành loại giấy tương tự. Hoặc với chất lượng thấp hơn với loại giấy ban đầu. Chẳng hạn như những thùng cactông cũ được dùng để sản xuất giấy làm thùng cactông mới. Giấy in viết thu hồi có thể tái chế thành giấy mới dùng để photocopy.
Bên cạnh đó, người ta còn dùng giấy thu hồi để làm thành nhiều loại sản phẩm khác nữa. Bột giấy tái chế có thể đem đúc khuôn làm khay đựng trứng họăc trái cây. Giấy thu hồi có thể dùng làm thùng đựng sơn, nhiên liệu, làm vách tường hay trần nhà, và cả mái nhà. Hàng năm có khỏang 100.000 tấn giấy đã cắt vụn được dùng lót ổ cho vật nuôi.
  1. Toàn bộ giấy thu hồi đều tái chế được?

Quá trình tái chế thực sự chỉ sử dụng được nhiều nhất là 80% lượng giấy thu hồi được, còn 20% kia thì không! Rất nhiều thứ chứa trong các bành giấy thu hồi lại không phải là giấy. Những thứ rác thải như dây nhợ, kim kẹp, đinh ghim và nhựa…đều phải bị loại ra trong khi đánh bột, làm sạch và sàng. Và rốt cuộc chúng cũng phải được chở tới các bãi chôn lấp giống như rác thải ra từ các hộ gia đình.
Giấy tái chế
Giấy tái chế thường chứa những xơ sợi vốn dĩ đã trở nên quá nhỏ để được tái chế thành giấy. Thứ giấy tái chế mà chúng ta đang sử dụng có thể có chứa những xơ sợi đã được tái chế một, hai. Thậm chí nhiều lần rồi! Xơ sợi nguyên thủy từ gỗ chỉ có thể tái chế được từ 5- 7 lần. Bởi vì chúng sẽ trở nên quá ngắn và giòn để làm thành tờ giấy mới.
Giấy tái chế còn chứa nhiều thành phần khác không phải là xơ sợi để làm giấy. Hãy cầm một tờ tạp chí lên mà xem: những trang giấy in chứa rất nhiều mực. Và nếu tờ giấy có vẻ sáng bóng thì chắc chắn nó đã được tráng phủ với đất sét hay những vật liệu khác. Trong quyển tạp chí còn có thể chứa những loại keo dính nào đó để ghép các trang vào với nhau. Như vậy trong tờ giấy thu hồi có chứa nào là mực in, chất tráng phủ, và keo dính v.v…Cần phải loại bỏ trước khi tái chế.
  1. Thực trạng giấy ở nước ta

Tỉ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng ở Việt Nam rất thấp, chỉ khoảng 34% trong khi ở nhiều nước trong khu vực tỉ lệ này là 65-78%. Mỗi 03 tờ giấy sử dụng, Việt Nam tái chế lại 01, còn 02 tờ thì dùng vào việc khác. Rồi được chôn lấp hay đốt bỏ, cả hai cách đều gây ô nhiễm môi trường. Và chúng ta đã và đang bỏ phí một nguồn tài nguyên quí giá. Nếu mỗi năm tăng thêm 1% (khó thực hiện được nếu vẫn thờ ơ) thì 30 năm nữa mới bằng các nước xung quanh.
Giấy đã qua sử dụng chiếm tới gần 70% tổng lượng nguyên liệu sản xuất giấy, phần còn lại là bột nguyên thủy (gỗ, phi gỗ). Tuy nhiên, Nhà nước chưa coi trọng nguồn nguyên liệu này, vì vậy trong Quy hoạch phát triển Công nghiệp Giấy 2006-2010. Và tầm nhìn 2020 đã không đề cập tới. Khác với hầu hết các nước trên thế giới, Việt Nam chưa hề có một chính sách nào nhằm khuyến khích tận dụng nguồn tài nguyên này.
Ngoài ra,
Việc tính thuế GTGT đối với việc mua bán giấy thu hồi không tính đến đặc thù của công việc ve chai đã làm cản trở lớn cho việc tận dụng nguồn nguyên liệu này. Nếu có chính sách hợp lý, Việt Nam sẽ tận dụng được tài nguyên này và góp phần đáng kể vào việc bảo vệ môi trường.
Chưa hết, quá trình sản xuất giấy tái chế còn nhiều công đoạn xử lý. Do vậy, để có được giấy in tốt như ngày nay chúng ta nên sử sụng giấy in sao cho hiệu quả. Và in với công nghệ cải tiến một số bộ phận trong thiết bị sản xuất giấy để bảo vệ môi trường của chúng ta.
Để in biên lai, biên nhận, vé…hay các loại hóa đơn VAT các bạn tham khảo thêm với nhà In Song An để có được sản phẩm in chất lượng và đối tác uy tín nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét